Bán hàng Online đã và đang là cách thức kinh doanh của hầu hết các nhà kinh doanh bởi sự tiện lợi, nhanh chóng của nó và đặc biệt là lợi nhuận thu lại là không hề nhỏ. Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhà bán hàng online như hiện nay thì các nhà kinh doanh nên khai thác thị trường khách hàng tiềm năng ở đâu? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Bán hàng Online: Thị trường khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng là những ai đang có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, nhưng chưa bao giờ mua sản phẩm (dịch vụ) của bạn.
Có thể họ đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, có thể họ chưa biết về sản phẩm (dịch vụ) của bạn, hoặc có thể sản phẩm (dịch vụ) của bạn chưa thực sự làm hài lòng họ… Tuy nhiên họ hoàn toàn có thể trở thành khách hàng thực sự nếu bạn có những chiến lược marketing tốt.
Thị trường khách hàng tiềm năng là gì?
Nói một cách dễ hiểu thì thị trường khách hàng tiềm năng là nơi tập hợp những khách hàng có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, nhưng chưa bao giờ mua sản phẩm (dịch vụ) của bạn.
Nên khai thác thị trường khách hàng tiềm năng ở đâu?
1. Quảng cáo Facebook:
Tại Việt Nam hiện đã có hơn hơn 60 triệu tài khoản facebook chiếm 90% người dùng internet. Người Việt nói riêng và người dùng trên thế giới nói chung dùng Facebook để cập nhật tin tức (news feed), nói chuyện bạn bè, kết nối cộng đồng chuyên gia và điều quan trọng là mua sắm.
Năm 2018, Facebook đã hỗ trợ rất nhiều tính năng mua sắm trên Facebook và sẽ còn nhiều cập nhật nữa trong 2019 để hỗ trợ chủ shop bán hàng. Facebook dễ bắt đầu để quảng bá và bán hàng nên rất nhiều chủ doanh nghiệp đã thành công chỉ với Facebook.

Ưu điểm của việc dùng Facebook để tìm khách hàng:
- Tiếp cận khá chính xác
Facebook là nền tảng mạng xã hội yêu cầu khách hàng phải khai báo chính xác tên (không cho dùng nickname) nên việc lọc khách hàng theo tuổi, giới tính và vị trí cực kỳ chính xác. Ngoài ra có thể tiếp cận khách hàng theo sở thích tuy nhiên hình thức này có lúc không chính xác do thuật toán Facebook vẫn còn hạn chế. - Khách hàng tương tác qua facebook nhiều hơn
Đặc điểm của khách hàng là thích làm việc với con người, qua công cụ chat, comment bạn nhanh chóng tiếp cận được khách hàng và bắt đầu bán hàng dễ dàng hơn. - Chi phí tiếp cận 1 khách hàng rẻ
So với quảng cáo Google chi phí để tiếp cận 1 khách hàng (reach) thấp hơn 10 lần. Nếu khách hàng tiềm năng của bạn nhiều trên facebook ATP khuyên bạn nên đầu tư kênh này trước khi làm website. Facebook cũng rất phù hợp để xây dựng độ nhận biết thương hiệu, sản phẩm mới (brand awareness). - Không phải tốn tiền xây dựng trang bán hàng.
Bạn chị cần tạo facebook page và thiết kế cover đơn giản là có thể bắt đầu. Xem hướng dẫn tại đây. Khách hàng cũng đã quen với việc sử dụng facebook và mua bán trên này. - Bán hàng hiệu quả
Facebook thu hút khách hàng thường xuyên và liên tục, đọc được nhu cầu và mong muốn của họ cho nên việc bán được hàng là việc không quá khó khăn.
Nhược điểm của việc dùng Facebook để tìm khách hàng:
- Rất khó quản lý danh mục sản phẩm, sản phẩm đã hết hàng.
- Một số sản phẩm rất khó tiếp cận khách hàng trên facebook.
Một số sản phẩm có nhóm khách hàng đặc trưng nền tảng facebook không thể tiếp cận chính xác. - Tốc độ mở rộng không nhanh.
2. Quảng cáo trên Google:
Kênh Quảng Cáo Google gần như là điều hiển nhiên của rất nhiều doanh nghiệp, chủ shop online. Cơ chế quảng cáo của Google rất đơn giản:
- Bạn xác định được khách hàng tìm sản phẩm bằng từ khóa gì thì đặt đấu giá (bid) từ khóa đó.
- Nếu giá bạn trả cao hơn thì sẽ xuất hiện lên trên.
Ưu điểm của việc dùng Google tìm khách hàng:
- Tiếp cận khách hàng khi họ có nhu cầu thực sự
Khách hàng khi có nhu cầu sẽ tìm đúng từ khóa mà họ cần. - Tiếp cận khách hàng rất nhanh
Đó là ưu thế lớn nhất của hệ thống Google Adwords chỉ 15 phút cài đặt là quảng cáo sẽ hiển thị. - Chỉ Trả Tiền Khi Khách Quan Tâm
Bạn được chọn chính xác từ khóa để trả tiền và chỉ mất tiền khi khách hàng quan tâm và click vào website nếu khách chỉ xem thì sẽ không mất phí. - Chi Phí Nhỏ Cũng Có Thể Làm
Google Adwords không quy định số tiền tối thiểu bạn phải quảng cáo là bao nhiêu. Nếu bạn chưa sẵn sàng để đầu tư một chiến dịch quảng cáo lơn có thể bắt đầu với 4-5 triệu / tháng. Một khi thấy hiệu quả bạn có thể
Nhược điểm của việc dùng Google tìm khách hàng:
- Đầu tiên muốn làm quảng cáo Google phải có website:
Bạn phải có một website đẹp, đầy đủ thông tin và dễ sử dụng để có thể bán hàng. Đa số mọi người thường quan tâm thứ hạng tự khóa quảng cáo, số click mà quên mất 50% hiệu quả đến từ website. - Dễ để cài đặt nhưng khá phức tạp để tối ưu hiệu quả
Đặc biệt khi campaign quá lớn và thị trường quá cạnh tranh bạn buộc phải có 1 người am hiểu sâu để giúp tối ưu campaign. - Phải trả tiền mới được hiển thị
Do đặc tính đây là kênh truyền thông tính tiền (Paid Media) nên mặc nhiên hết tiền thì quảng cáo không hiển thị nữa. - Khó triển khai với một số sản phẩm mới xuất hiện
Với một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường thì khách hàng không thể biết mà tìm nên gần như rất khó để tiếp cận qua kênh này. Một số trường hợp khác khách hàng là doanh nghiệp B2B gần như không tìm kiếm dịch vụ online mà thông qua mối quan hệ trường hợp này cũng rất khó tiếp cận.
3. Làm SEO
SEO chắc cũng được nhiều bạn biết đến và khao khát thực hiện do lời đồn “thần thánh” về một kênh marketing miễn phí không phải trả tiền.

Ưu điểm của việc dùng SEO tìm khách hàng
- Tiếp cận khi khách hàng đã có nhu cầu.
Tương tự như Google Adwords, khách hàng có nhu cầu trước khi sử dụng công cụ tìm kiếm nên cơ hội bán hàng rất cao. - Khách hàng thường sẽ tin tưởng kết quả “tự nhiên” hơn là quảng cáo.
Khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin khách hàng thường sẽ ưu tiên chọn kết quả từ SEO hơn là từ Adwords. Tuy nhiên khi khách hàng đã rõ mình cần sản phẩm gì và muốn dò giá thì sẽ không quan tâm Adwords hay SEO. - Không phải trả tiền về sau.
SEO như một khoản đầu tư dài hạn về lâu dài bạn sẽ sở hữu “tài sản” đó. - Tặng độ nhận biết về thương hiệu
Khi khách hang tìm thấy bạn ở trang nhất kết quả tìm kiếm nghĩa là bạn đã được họ biết đến. Với ngành hàng tiêu dùng nhanh họ thường lấy tiêu chí này để đánh giá hiệu quả một chiến dịch bên cạnh chỉ số thứ hạng từ khóa.
Nhược điểm của việc dùng SEO tìm khách hàng
- Thời gian đầu tư phải từ 4 tháng trở lên mới có hiệu quả.
Khác với quảng cáo google adwords, để xuất hiện lên kết quả tìm kiếm bạn phải đầu tư nhiều về nội dung, xây dựng uy tín cho website cho tới lúc Máy tìm kiếm đánh giá nội dung của bạn tốt và hữu ích cho người dùng mới cho bạn xuất hiện lên trang nhất. - Cần phải có kiến thức về kỹ thuật hoặc có công ty SEO hỗ trợ.
Đặc tính của SEO là đòi hỏi có kiến thức về website, nội dung và cả marketing, việc thực hiện tốn nhiều thời gian nên sẽ khó và mất công để tự làm. Tuy vậy các bạn nên tìm hiểu SEO căn bản để hiểu và sử dụng cho đúng. - Có thể bị Google phạt nếu làm SEO quá mức
Website sẽ bị Google phạt nhẹ (sanbox) hoặc cấm vĩnh viễn nếu bạn đối tác sử dụng những kỹ thuật SEO mũ đen hay “SEO bẩn”. - Không có chiến lược tốt sẽ lãng phí tiền của vào sai từ khóa.
SEO cuối cùng phải đem lại doanh thu, tuy nhiên nếu người làm SEO không hiểu được kinh doanh, ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm tập trung… chắc chắn sẽ xây một chiến dịch SEO sai và gây lãng phí về tiền của.
Hy vọng với bài viết trên của Chợ cư dân, bạn sẽ tìm đươc khách hàng tìm năng cho mình.