Bí mật kinh doanh là gì?
Bí mật kinh doanh căn cứ Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Bán đất Trảng Bàng Tây Ninh. DT 335m2. Giá 370 triệu. LH 0826737274
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh
Là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp. Và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Đối với trường hợp, bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên được giao thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong quá trình thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh căn cứ theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Chỉ cần đáp ứng được hai điều kiện:
- Có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh
- Thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh.
Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau
Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.

Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
>>>Xem thêm: Chính chủ bán lô đất tại ấp 8, xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ,Đồng Nai
Đối tượng không được bảo hộ là bí mật kinh doanh
Không được bảo hộ là bí mật kinh doanh với các thông tin sau đây:
- Bí mật về nhân thân
- Bí mật về quản lý nhà nước
- Bí mật về quốc phòng, an ninh
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh
Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh có các quyền sau:
- Sử dụng bí mật kinh doanh.
- Ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh
- Định đoạt bí mật kinh doanh.
Sử dụng bí mật kinh doanh
Sử dụng bí mật kinh doanh thực hiện các hành vi sau:
- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.
- Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
Ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh
Khi có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ thực hiện quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh
Tại sao nên bảo hộ bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh của Coca-cola
Quy trình để bảo vệ công thức của Coca-cola (còn được biết đến với cái tên “Hàng hoá 7X”) theo lời của một Phó Chủ tịch cấp cao và Cố vấn trưởng cho Coca-Cola tại một phiên tòa, như sau:
Các tài liệu dạng giấy mô tả công thức bí mật được giữ trong kho bảo đảm tại Ngân hàng Tín thác ở Atlanta, và kho này chỉ có thể được mở khi có một Nghị quyết của Ban Giám đốc Công ty. Chính sách của Công ty là vào bất cứ thời điểm nào cũng chỉ có hai người trong Công ty biết được công thức này, và chỉ những người đó mới có thể giám sát việc chuẩn bị Hàng hóa 7X trên thực tế
Bài viết trên đã cho các bạn biết về bí mật kinh doanh là gì. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Bán Kia Rio 2016, số sàn, màu bạc, xe gia đình chính chủ trực tiếp bán
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( lawkey, luatminhkhue, … )