Tại các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng,… nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Miền Tây nói chung, nhiều năm gần đây, cây sầu riêng là một trong những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Bằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, đặc biệt, tại một số khu vực trọng điểm, bà con đã sử dụng phương pháp canh tác sinh học, không hoá chất, thay thế dần thuốc trừ sâu bệnh hoá học bằng các chế phẩm sinh học, và tự ủ đạm cá, đạm đậu tương để thay thế NPK truyền thống.
Nhờ vậy, bà con nông dân không ngừng được nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, làm giàu từ mô hình trồng sầu riêng này. Tiêu biểu là gia đình anh Đặng Văn Thanh ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước với hơn 7ha sầu tiêng cho năng suất gần 100 tấn/ ha, mang lại lợi nhuận hàng tỉ đồng.
Anh Thanh không ngần ngại thay đổi phương thức canh tác
Để nâng cao năng suất và chất lượng trái sầu riêng, ngoài những kỹ thuật truyền thống, gia đình anh Thanh đã mạnh dạn ứng dụng vi sinh vào quy trình canh tác.
Anh Thanh tâm sự “Nhiều năm trước, khi chưa biết đến vi sinh, trên thân cây nhà em xuất hiện rất nhiều vết xỉ mủ, từ khi bắt đầu sử dụng vi sinh, vết nứt thân xì mủ rất nhanh liền. Cả những vết lở cổ rễ dưới này, em phun liều đậm đặc chỉ vài tuần sau là thấy hết”

Chia sẻ kinh nghiệm trị nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng, anh Thanh cho biết:
-Đầu tiên cần chăm sóc cây tốt, khoẻ mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cây như cấp đủ nước, bón nhiều phân hữu cơ, hạn chế phân hoá học, che phủ đất trong mùa khô và giữ cỏ trong vườn.
-Sầu riêng là cây ưa nắng, cần trồng với mật độ thích hợp và không nên trồng xen với cây che phủ khác.
-Trong quá trinh chăm sóc, vận chuyển, hạn chế gây thương tích cho cây. Phòng trừ các côn trùng gây vết thương cho cây
-Khống chế bệnh từ đất bằng tưới chế phẩm EMINA mỗi tháng 1 lần
-Kết hợp phun chế phẩm EMINA-P định kỳ 15-20 ngày/ lần, khi phun cần phun ướt thân cây và 2 mặt lá
-Khi cây bị bệnh cần cạo sạch vết thương, quét chế phẩm sinh học EMINA-P trực tiếp lên khu vực vừa cạo, quét 3 lần mỗi lần cách nhau 2 ngày sẽ kiểm soát được bệnh, thân cây sẽ kéo da lại và phát triển bình thường.


Hiệu quả khi sử dụng chế phẩm sinh học EMI trong phòng trừ nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
Muốn biết 1 cây sầu riêng có đang khoẻ mạnh hay không, trước tiên ta nhìn vào bộ rễ và thân, sau đó đến lá cây.
Không chỉ vườn nhà anh Thanh có những cành lá xanh bóng, dày, khoẻ, cơi dài, mà tại vườn sầu riêng 5ha của anh Hoàng (Lâm Đồng), vườn sầu riêng năm thứ 5, khoảng thời gian mới sử dụng EMI được 7 tháng nhưng hiệu quả đã trông thấy rõ rệt.
Canh tác bền vững bằng EMINA trên vườn nhà anh Vũ Hoàng, Lâm Đồng
Anh tâm sự, trước đây sử dụng thuốc hoá học, lá rất mỏng và nhỏ, sâu bệnh trên lá, trên thân rất nhiều, cứ phun liên tục 7-10 ngày 1 lần mà có thời điểm sâu bệnh không những không hết mà các đọt sầu bị đui hàng loạt, thân cây bị rêu, mủ rất nhiều.
Thời điểm năm 2019, anh tưởng chừng như mình phải bỏ đi vườn sầu riêng bao nhiêu năm gắn bó. Nhưng từ khi biết đến EMINA, chỉ sau 7 tháng sử dụng, vườn sầu của anh không những có lá dày, bản to, khoẻ mà đang thời kỳ làm bông, cơi vẫn lên rất nhiều. Bông lên chuẩn, cành lớn và cành nhỏ lên rất đều.
Trước đây, 15-20 ngày anh phun chế phẩm EMINA-P và tưới gốc 1 lần, nhưng sau vài tháng đồng hành cùng EMI, 30-45 ngày anh mới cần phun tưới 1 lần vì đất đã tích luỹ lượng vi sinh vật ổn định rồi, sâu bệnh cũng không quay lại nữa.

Anh Vũ Hoàng (ngoài cùng bên phải) cùng vườn sầu riêng chăm vi sinh
So sánh hiệu quả khi sử dụng phương pháp canh tác sinh học và canh tác hoá học
Tại khu vực Đak Đoa- Gia Lai, khi tiến hành so sánh cây sầu riêng không dùng EMI và những cây có sử dụng vi sinh, nhận thấy:
-Cây sầu riêng không sử dụng vi sinh: bị đốm cua nhiều, lá không đẹp, lá mới, non cũng bị đốm cua và vết côn trùng cắn rất nhiều. Ngoài ra còn kèm gỉ sắt, tảo đỏ,…
-Cây sầu riêng có sử dụng vi sinh: lá to, không nấm bệnh, không đốm cua, từ lá cũ đến cơi mới không có biểu hiện nấm. Cơi rất là dài, lá bóng khoẻ.


(A) (B)
So sánh vườn sầu riêng không sử dụng vi sinh (A) và vườn sầu riêng có sử dụng vi sinh (B) thấy sự khác biệt rõ rệt
Cùng với đó, chế phẩm sinh học BT cũng mang lại nhiều hiệu quả trong việc phòng trừ sâu hại trên cây sầu riêng, điển hình như rệp sáp, rầy phấn, sâu đục cành, ….
Cách sử dụng:
- Thời điểm phun tốt nhất là khi cây nhú lộc khoảng 3-5cm
- Phun lại lần 2 sau 5-7 ngày
- Phun định kỳ 15-20 ngày/ lần
- Có thể kết hợp pha phun cùng chế phẩm EMINA-P
Lưu ý: không phun lúc trời nắng to vì vi sinh vật trong chế phẩm rất nhạy cảm với tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Vườn sầu riêng canh tác sinh học bằng vi sinh
Ngoài các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên, để nâng cao năng suất và chất lượng sầu riêng, bà con nên tích cực sử dụng phân bón hữu cơ thay thế cho NPK truyền thống.
Ngoài ra, bà con có thể tự ủ đạm cá, đạm đậu tương tại nhà bằng cách ủ cùng chế phẩm sinh học EMINA, giúp không những tiết kiệm chi phí phân bón, mà còn cung cáp nguồn đạm “sạch” cho cây trồng.