Hiện nay khi mà đời sống vật chất ngày một đủ đầy thì con người ta cũng quan tâm hơn đến đời sống tinh thần. Và một trong số đó chính là việc thỉnh tượng Tế Công để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên chắc hẳn trong chúng ta không có nhiều người biết rõ về nguồn gốc của Tế Công cũng như ý nghĩa của nhân vật này. Các bạn hãy cùng theo dõi bài chia sẻ ngắn sau đây của Gỗ Đỉnh để biết thêm chi tiết nhé!

Tế Công là ai?
Tên thật của Tế Công chính là Lý Tâm Viễn. Ông sinh năm 1130 mất năm 1207 TCN, là một vị thiền sư đắc đạo thuộc phái Bạch Dương kỳ. Ông là một trong những nhà sư vô cùng nổi tiếng ở triều đại Nam Tống. Dân gian còn hay gọi ông với những tên gọi khác như: Tế Điên Hoạt Phật, Tế Điên Hòa Thượng. Thực ra không ngẫu nhiên mà nhân gian lại dành tặng cho ông những cái tên khá đặc biệt này. Lý do xuất phát từ việc ông vừa có ngoại hình “luộm thuộm”, tính cách nhìn qua có vẻ ngờ nghệch, lại chỉ thích ăn thịt chó và uống rượu. Chính sự lạ kỳ này đã khiến dân gian còn gọi ông là “Tế Điên”

Hình tượng Tế Công có gì đặc biệt?
Theo như truyền thuyết để lại, Tế Công luôn xuất hiện với hình tượng đội mũ nan rách, trên người khoác tấm áo cà sa, trong tay luôn cầm chiếc quạt nan. Ngoài ra ông luôn thể hiện một thái độ hơi ngờ nghệch, vui cười bất chợt. Tuy nhiên đối lập với bề ngoài đặc biệt như vậy, Tế Điên sở hữu một quyền pháp cao thâm, cùng với đó là tấm lòng nhân từ trượng nghĩa cũng như một lòng hướng Phật. Ông đã ngao du thiên hạ, ra tay giúp đỡ những kiếp người lầm than, truyền bá cho người dân những điều tốt lành.
Cũng chính vì vậy mà dân gian vẫn truyền tai nhau rằng, Tế Công với bộ dạng nhếch nhác thực chất chỉ đang ngao du vui chơi ở cõi trần tục, ông xuất hiện với sứ mệnh cao cả là giúp đời, giúp mỗi người nhận ra rằng tất cả thực chất chỉ là ảo giác của sắc thân mà thôi.
Ngoài ra hiện nay ở khu vực chùa Tây Viên Tự ở Tô Châu, Trung Quốc cũng đặt bức tượng Tế Công với kiểu dáng thú vị. Người mặc quần áo rách, tay cầm quạt nan, đặt biệt biểu cảm khuôn mặt của ông lại khác nhau tùy thuộc vào góc độ nhìn. Một góc thì khiến chúng ta cảm nhận được sự tươi vui, một góc lại trông vô cùng sầu não, một góc lại cho người trần cảm giác ông đang nửa cười nửa khóc. Quả thực kỹ thuật điêu khắc trên đã đạt đến trình độ thượng thừa, khiến cho hình tượng Thái Công trở nên nổi bật nhất.

Ý nghĩa phong thủy tượng Tế Công
Tượng Tế Công mang hiệu quả trấn trạch tốt: Theo như truyền thuyết để lại, Tế Công là vị hòa thượng có tài trừ ma bắt quỷ, chính vì vậy cho đến ngày nay dân gian cũng luôn thỉnh tượng ngài về để thờ cúng với hy vọng có thể nhận được sự bảo hộ từ ngài. Đặc biệt nếu ngôi nhà của gia chủ nằm ở những khu đất có địa thế xấu như gần nghĩa trang,… Thì việc đặt tượng Tế Công sẽ giúp hóa giải tà khí, xua đuổi những vong hồn lảng vảng xung quanh.
Trong phong thủy, tượng gỗ Tế Công còn mang một ý nghĩa khác, đó như là biểu tượng mang đến sự thoải mái, hứng khởi và vui tươi cho cả gia đình. Điều này xuất phát từ chính khuôn mặt rạng rỡ của ngài.
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ hay bị bệnh hoặc thường xuyên quấy khóc thì việc bài trí tượng Tế Công trong nhà còn giúp hóa trừ tụ khí hoặc xua đuổi đi những ma quỷ đang át vía của trẻ nhỏ. Cũng từ đây mà cuộc sống gia đình thêm khỏe mạnh, hạn chế được bệnh tật hay ốm đau.
Bạn thấy đấy, việc thỉnh bức tượng Tế Công để bài trí trong không gian nhà ở chắc chắn sẽ đem lại cho gia chủ nhiều điều tốt lành. Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ đó là nếu gia đình bạn đã thờ cúng Tế Công thì không nên thỉnh thêm các bức tượng khác cùng có ý nghĩa trấn trạch, điển hình như: Tượng Quan Công, Tượng Trần Hưng Đạo…Điều này được xem là không cần thiết.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu thêm về nhân vật Tế Công cũng như ý nghĩa phong thủy của bức tượng này. Nếu các bạn đang có những băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 08 6863 2345 (zalo) Gỗ Đỉnh luôn đồng hành cùng các bạn.